Trang chủ Tin tức Cách tính chiều cao từng tầng nhà bạn cần khi xây nhà

Cách tính chiều cao từng tầng nhà bạn cần khi xây nhà

Quy định chiều cao từng tầng nhà cho 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng kiểu mái bằng, mái Thái … là thắc mắc của nhiều gia chủ khi xây nhà. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế thi công tại Đà Nẵng. Hãy cùng Azar đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu sâu hơn nhé.

1. Khái niệm về chiều cao tầng nhà là gì

Chiều cao từng tầng nhà là khoảng cách được tính từ sàn nhà đến trần nhà của tầng đó. Chiều cao của mỗi tầng sẽ có những kích thước khác nhau tùy thuộc vào diện tích khu đất, mục đích sử dụng và nhu cầu của gia chủ.

tinh chieu cao tang nha

1.1. Tại sao phải xác định chiều cao từng tầng nhà 

Việc tính toán chiều cao các tầng sẽ giúp chúng ta xác định được chiều cao phù hợp cho ngôi nhà và tạo không gian thoải mái, thông thoáng. Nếu nhà quá cao, người ở sẽ cảm thấy trống trải, hiu quạnh và đắt đỏ. Ngược lại nếu chiều cao quá thấp sẽ tạo cảm giác ngột ngạt, bức bí cho người ở.

Xác định chiều cao nhà chính xác sẽ giúp tổng thể ngôi nhà trông cân đối, hài hòa hơn đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ của kiến ​​trúc. Nếu tính chiều cao nhà không chính xác sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và chức năng của các phòng khác.

1.2. Chiều cao tầng nhà được tính từ đâu

Việc tính toán chiều cao từng tầng nhà là vô cùng cần thiết, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, sự cân đối trong thiết kế, cũng như quá trình sử dụng. Chiều cao mỗi tầng của ngôi nhà được quy định rõ ràng. Chiều cao của mỗi tầng sẽ được tính từ mặt sàn đến trần của mỗi tầng. Tương tự, chiều cao nhà cũng được tính từ sàn tầng 1 (trệt) đến phần cao nhất của mái.

Do cao phong khach nen de lon hon cac phong khac

2. Cách xác định chiều cao của tầng nhà 

Quy định về chiều cao từng tầng nhà sẽ có nhiều sự khác nhau. Bởi bị phi phối nhiều yếu tố khác nhau trên thực tế. Vì vậy cách xác định chiều cao của từng nhà sẽ được chi tiết với nhau:

2.1 Quy định chiều cao tầng nhà theo quy định Việt Nam

  • Độ cao max từ mặt sàn đến sàn tàng kế tiếp là 3 m
  • Từ tầng 2 trở lên, độ cao maximun từ mặt sàn tầng này đến mặt sàn tầng trên là 3,4m
  • Độ cao của sàn nhà là 3,5m từ khoảng cách của vỉa hè đến đáy ban công
  • Nếu lòng đường nhỏ hơn 3,5m thì chiều cao tầng áp mái tối đa là 3,8m và trường hợp này gia chủ không được xây gác lửng.
  • Nếu đường có chiều cao lớn hơn 3,5m và nhỏ hơn 20m thì khoảng sáng gầm tối đa 5,8m, có gác lửng.
  • Nếu đường xe chạy trên 20m thì chiều cao tầng tối đa là 7m và được xây thêm gác lửng.

chiều cao tầng nhà theo quy định VN

>>> Đọc thêm: Mẫu nhà mái Nhật 2 tầng ấn tượng nhất

2.2 Chiều cao tầng nhà theo phong cách kiến trúc

Tùy theo phong cách kiến ​​trúc sẽ có cách tính chiều cao từng tầng nhà khác nhau, cụ thể như sau:

  • Kiến trúc hiện đại: Theo lối kiến ​​trúc này, trần nhà thường rất cao, không trang trí quá nhiều, chiều cao tầng 1 thường từ 3,6 đến 3,9m. Bắt đầu từ tầng hai, chiều cao của tầng áp mái thường là 3,3-3,6 m.
  • Kiến trúc tân cổ điển: Chiều cao của tầng 1 thường là 3,9m, tầng 2 sẽ cao khoảng 3,6m và tầng trên cùng thường cao 3,3m.
  • Kiến trúc cổ điển Pháp: Chiều cao của phong cách này được xác định tương tự như phong cách tân cổ điển. Tuy nhiên, nếu bạn làm trần gỗ tầng 1 cầu kỳ thì chiều cao tối đa có thể đạt khoảng 4m.
  • Kiến trúc dinh thự và lâu đài: Tầng 1 thường có chiều cao từ 4,2 – 4,5m, từ tầng 2 trở đi chiều cao sẽ thấp hơn dao động trong khoảng 3,6 – 3,9m.

chiều cao tầng nhà theo phong cách

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà đẹp 2 tầng 50m2 phong cách, đẹp nhất

2.3. Cách tính chiều cao theo điều kiện kinh tế gia đình

Đối với một số gia đình có hoàn cảnh tài chính eo hẹp, dự án nhà càng lớn sẽ càng đắt đỏ. Để tiết kiệm chi phí xây dựng, chiều cao từng tầng nhà sẽ được chia thành 3 mức phổ biến như sau:

  • Phòng thấp sẽ có chiều cao từ 2,4 – 2,7 m.
  • Phòng tiêu chuẩn, có chiều cao từ 3 đến 3,3 m.
  • Phòng cao, chiều cao từ 3,6 đến 5 m.

chiều cao từng tầng nhà

2.4. Chiều cao theo công năng mỗi phòng 

Mỗi phòng sẽ có chức năng khác nhau và cách tính chiều cao hợp lý cũng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với phòng khách là nơi sinh hoạt của gia đình thì cần không gian rộng, thoáng, chiều cao phù hợp là 3,6-5m.
  • Đối với phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn hay phòng làm việc cần tạo cảm giác ấm cúng nên chiều cao phù hợp là 3-3,3m.
  • Chiều cao chỉ từ 2,4 đến 2,7 m phù hợp với gara, nhà tắm, kho chứa đồ nhẹ.

chiều cao tầng nhà theo công năng

3. Cách xác định chiều cao tầng nhà theo phong thủy

Theo phong thủy, chiều cao từng tầng nhà hợp lý sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, sức khỏe, may mắn và tài lộc cho gia đình. Hướng nhà theo phong thủy được xác định như sau:

  • Đối với phòng có diện tích từ 30 m2 trở lên, độ cao so với mặt sàn dao động từ 3,25 – 4,1 m.
  • Đối với phòng có diện tích mặt bằng dưới 30 m2 thì chiều cao tính từ sàn nhà phải lớn hơn hoặc bằng 3,15 m.

chiều cao tầng nhà theo phong thủy

Vậy là Azar đã cùng bạn tìm hiểu nhiều cách tính chiều cao từng tầng nhà. Hy vọng bài viết sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn. Xem thêm nhiều công trình đẹp tại AZAR – Tư vấn Thiết kế Kiến trúc

Xem thêm:

 

 

Đánh giá bài viết.